Từ dùng chậu rửa bát nào tốt, chất liệu chậu, chậu rửa bát của hãng nào,…Bạn đang cần tìm mua chậu rửa bát và tìm kinh nghiệm chọn mua chậu rửa bát cho nhà bếp. Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách chọn chậu inox. Đồng thời giới thiệu cho bạn một sốhãng chậu rửa đang có mặt trên thị trường.
Hiện nay trên thị trường đếm sơ qua cũng mấy chục hãng chậu rửa khác nhau. Không những thế mà mỗi hãng lại có nhiều kiểu dáng khác nhau, kích thước và chất liệu. Mặc dù chúng tôi không cung cấp tất cả các sản phẩm chậu rửa bát trên thị trường. Nhưng tôi sẽ thống kê lại những sản phẩm chúng tôi có cung cấp để giúp bạn có được thông tin cụ thể và chi tiết về nhiều hãng chậu. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ thực sự hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn chậu rửa bát nào tốt và phù hợp nhất đối với gia đình mình.
Phân loại theo số lượng hố của chậu rửa
Phân loại theo dạng này thì sẽ có 3 loại cơ bản là chậu 1 hố, chậu 2 hố, chậu 3 hố và khi đi kèm với từng loại này là có bàn hay không có bàn, có cài dao, có hố giác….
Chậu rửa bát 2 hố : có thể phân ra là chậu 2 hố bằng nhau hoặc chậu có 1 hố to 1 hố nhỏ, chậu 2 hố lệch có bàn chờ, chậu 2 hố bằng nhau có bàn. Với loại 2 hố này thì thường bạn mới tìm được mẫu có cài dao. Kích thước của loại này cũng phù hợp với nhiều không gian bếp. thường chậu 2 hố cái dải kích thước sản xuất từ 720mm tới khoảng 900m. Tùy kiểu dáng mà nhà sản xuất bố trí kích thước các loại khác nhau.
Chậu rửa bát 1 hố : Chậu loại này dùng cho những gia đình có không gian bếp nhỏ, diện tích đặt chậu không nhiều. Thường chậu sẽ chỉ có 1 hố kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật, hoặc chậu gồm 1 hố có thêm bàn để đồ.
Chậu rửa bát 3 hố hay 2 2 hố 1 bàn chờ : thường chậu này sẽ có 2 hố to và kèm theo 1 hố nhỏ ở giữa hay có 3 hố gần bằng kích thước của nhau , có 3 hố và có thêm 1 bàn bên cạnh. Với kiểu dáng thiết kế này thì kích thước của chậu phải khá dài thường là từ 1m2 trở lên. Nếu bàn bếp nhà bạn thoải mái chỗ để dành cho chậu này thì hãy sử dụng nó, không thì nên chọn 2 loại bên trên.
Dòng sản phẩm 2 hố 1 bàn chờ cũng được nhiều người sử dụng, phù hợp với các không gian bếp có khu vực để chậu từ 950mm tới 1.2mm, Việc chọn dòng sản phẩm 2 hố 1 bàn chờ sẽ giúp việc thao tác dễ dàng mà ko bị tràn nước ra quanh khu vực bếp.
Phân loại theo cách lắp đặt
Nếu phân theo như thế này chỉ chỉ có 2 loại là chậu lắp âm bàn đá và chậu lắp dương bàn đá
- Chậu rửa bát lắp âm bàn đá : là khi lắp đặt bạn phải cắt bàn đá xuống thấm khoảng 1mm để lắp đặt được. Ưu điểm của cách lắp này là trông đẹp, dễ vệ sinh hơn so với loại dương bàn, kiểu dáng cũng đẹp hơn. Nhược điểm là giá cả thường cao hơn nhiếu so với loại kia và khó lắp đặt hơn.
- Chậu rửa bát lắp dương bàn: khi lắp đặt xong thì vẫn nhìn thấy gờ của chậu nổi nên trên bàn đá, gờ này thường không dày nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Ưu điểm của loại chậu này thường là giá rẻ, dễ lắp đặt và nhiều dễ lựa chọn kiểu dáng. Nhưng so với chậu âm bàn thì khi hoàn thành lắp đặt sẽ không đẹp bằng.
Đặc điểm của từng chất liệu inox
Inox dùng làm chậu rửa bát thì hiện không có nhiều loại giống như các sản phẩm khác. Nhưng về cơ bản được chia ra theo 4 loại là inox 304, 201, 316, 430. Các loại inox này khác nhau chủ yếu về thành phần của cấu tạo của Ni, Cr, C. Nhưng bằng mắt thường thì hoàn toàn có thể phân biệt được từng loại. Bạn xem chi tiết mục bên dưới của chúng tôi:
Với từng chất liệu inox khác nhau thì sẽ có ảnh hưởng đến đa phần đến độ đẹp của chậu theo thời gian. Vậy đặc điểm của từng loại inox là gì?
Chất liệu inox 201
chất liệu này khá phổ biến, được dùng cho các sản phẩm chậu rửa có giá thành rẻ. Đặc điểm của chất liệu inox này cho phép hạ giá thành của chậu xuống để phù hợp với chi phí bỏ ra của nhiều gia đình. Với loại inox này các hãng chậu thường mạ thêm 1 lớp mạ khiến chậu trông sáng, bóng và đẹp hơn. Nhược điểm của inox 201 là dễ xỉn màu và có khả năng bị gỉ sét.
Chất liệu inox 304
dễ dàng nhận thấy những chậu chất liệu này vì có thường không có lớp mạ sáng, inox có độ mờ, hơi xước. Ưu điểm của chất liệu này là không bị gỉ sét, không bị xỉn màu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, luôn đẹp và sáng sau nhiều năm sử dụng. Nhược điểm của chậu inox 304 là giá thành cao.
Chất liệu inox 316
Giống như inox 304, loại này không bị gỉ sét, không xỉn màu và cũng rất an toàn cho sức khỏe. Nhưng với chậu inox 316 thì sẽ sáng chứ không có độ mờ như inox 304. Giá thành của nó cũng sẽ cao và thường chỉ những hãng lớn như Teka, Fagor mới sản xuất, còn các hãng khác thì không.
Chất liệu inox 430
Đây là chất liệu kém nhất trong số các chất liệu inox làm chậu. Đặc điểm của chậu thường xỉn màu, dễ bị ô xi hóa bởi môi trường. Ưu điểm lớn nhất của loại này chính là giá thành chậu khá rẻ.
Cấu tạo chung của chậu rửa
Độ sâu của chậu có ảnh hưởng như thế nào
Vì chậu rửa là nơi được dùng thường xuyên nên độ sâu của chậu đóng vai trò quan trọng trong vấn đề sử dụng. Độ sâu của chậu được tính từ đáy của hố chậu lên đến mặt chậu.
- Dòng chậu nông: độ sâu của hố rơi vào khoảng từ 16cm -20cm . Đối với loại chậu này thì khi sử dụng thường xuyên bị bắt nước ra bên ngoài tạo cảm giác khó chịu cho người đứng rửa
- Dòng chậu sâu: độ sâu của hố chậu loại này rơi vào khoảng 21-23cm. Với độ sâu này thì khi sử dụng vừa tầm với chiều cao của đa phần các bà nội trợ Việt Nam, dùng không bị bắn nước và cũng không phải cúi sâu. Nên tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng
- Dòng chậu rất sâu: Độ sâu rơi vào khoảng 25-27cm dùng không bị bắn nước. Nhưng đối với chậu loại này nếu dùng cho người từ 1m40-1m65 thì sẽ phải cúi, dễ bị đau lưng khi cần dùng trong thời gian dài.
Bộ phận nào của chậu rửa hay hỏng hóc nhất- cách khắc phục chúng
Chậu rửa kể cả dùng chất liệu inox nào đi nữa thì cũng ít khi hỏng hóc ở phần chậu. Khi hỏng thì đa phần rơi vào các vị trí: xiphông bên dưới, thoát tràn bị gãy, bầu rác, giỏ rác, rò nước ở ống thoát, rò nước ở chỗ nối chậu và bàn đá,… chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn những cách khắc phục hiệu quả nhất.
1, Hiện tượng chậu bị co ngót, cong vênh chậu và keo gắn bị thoái hóa sau nhiều năm sử dụng dẫn đến bạn sẽ thấy có nước rò ở chỗ chậu và bàn đá. Cách khắc phục cho trường hợp này là cạo bỏ lớp keo cũ, vệ sinh sạch sẽ phần keo cũ, sau đó dùng keo mới gắn lại chậu vào bàn đá. Tuy nhiên không phải loại keo nào dùng cũng được, một số loại keo gắn mà bạn có thể dùng: keo Proseal 111 Elastobond, keo titebond heavy duty, keo Might putty….
2, Những lỗi hỏng: gãy thoát tàn, bầu rác rỉ nước, xi phông hỏng thì thay thế mới là tốt nhất, các bộ phận này đều có bán tại các cửa hàng thiết bị gia dụng nên thay thế không đáng ngại.
3, Lỗi rò nước ở vị trí nối ống thoát và sàn: đây là nơi rất hay bị rò nước do bục hoặc vỡ ống dẫn đến. Cách khắc phục đơn giản là dùng keo gắn lại.
Nên dùng chậu rửa bát của hãng nào tốt phù hợp với gia đình
Việc lựa chọn cho gia đình một sản phẩm chậu rửa tốt, phù hợp là điều rất quan trọng sau bếp và máy hút mùi. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan những hãng chậu rửa bát đã được người dùng lựa chọn nhiều.
Các thương hiệu nên mua như: Teka, Faster, Rosler, Konox, Hafele... đây là các thương hiệu chậu đã khẳng định được tên tuổi cũng như chất lượng sản phẩm lâu đời trên thị trường.